TT - Cuối ngày thi thứ hai, Bộ GD-ĐT cho biết có năm thí sinh hệ THPT và bảy thí sinh hệ giáo dục thường xuyên bị đình chỉ thi. Bộ đánh giá ngày thi thứ hai được tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Trong khi đó tại Hà Nội, tuy không khí trường thi yên ả nhưng sau mỗi buổi thi, nhiều thí sinh ra khỏi cổng trường đã giở tài liệu, phao ruột mèo ra kiểm tra kiến thức hoặc vứt vương vãi. Trong buổi thi lịch sử, “phao” xuất hiện ở trước nhiều điểm thi khác trong nội thành Hà Nội. Tại điểm thi Trường THPT Trung Văn, nhiều thí sinh bàn luận sôi nổi xung quanh chuyện mang “phao” vào phòng thi. Một số thí sinh rời điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa cũng giở “phao” xé vứt trên đường.
Phổ biến khắp nơi
Ngay tại TP.HCM cũng dễ dàng nhìn thấy các loại phao thi được thí sinh vứt lại sau các buổi thi. Điển hình như tại hội đồng thi Trường THPT Võ Thị Sáu, Bình Thạnh, sau cả hai buổi thi môn địa lý và lịch sử đều có “phao” vứt rải rác, có cả dạng “phao” đóng thành cuốn. Tại TP.HCM, một thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi môn địa lý.
Ở Đắk Lắk, trong buổi thi môn địa lý sáng 3-6 có hai trường hợp thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Krông Búk) và hội đồng thi Buôn Ma Thuột số 1 (Trường THPT Hồng Đức) bị đình chỉ thi, hủy kết quả do mang tài liệu vào phòng.
Tại Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai... tình trạng thí sinh dùng “phao” vẫn xảy ra. Tại Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Bạc Liêu), kết thúc giờ làm bài môn lịch sử, nhiều thí sinh đã bỏ lại “phao” thi ở sân trường, hành lang, thùng rác. Có thí sinh còn lấy “tài liệu mini” ra đối chiếu với phần bài làm của mình trước khi ra về. Trong nhà vệ sinh, “phao” thi vương vãi, thậm chí có cả một quyển “Đề cương ôn tốt nghiệp THPT - môn lịch sử” khổ giấy A4.
Trong khi đó tại Cà Mau, kết thúc buổi thi môn lịch sử, vài thí sinh thi ở hội đồng thi Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn) phản ảnh trong giờ làm bài môn sử, một số thí sinh vô tư giở tài liệu thu nhỏ ra xem nhưng giám thị coi thi đứng phía trên có vẻ làm lơ.
Thu “tiền trà nước” vì quyền lợi thí sinh (!)
Tại Bạc Liêu, nhiều trường đã thu mỗi thí sinh dự thi 50.000 đồng. Số tiền này gồm 10.000 đồng lệ phí thi, còn lại dùng làm “tiền trà nước” cho giám thị. Ông Trác Văn Đây, phó giám đốc kiêm người phát ngôn của Sở GD-ĐT Bạc Liêu, cho biết: “Sở không chỉ đạo thu tiền trà nước và cũng không nắm trường nào thu. Đó là việc làm và quyền hạn của hội phu huynh”. Còn ông Đỗ Tấn Lực, hiệu trưởng Trường THPT Phan Ngọc Hiển, cho biết: “Việc thu tiền này do hội cha mẹ học sinh làm, có hỏi ý kiến nhà trường nhưng nhà trường không can thiệp vì đó là quyền lợi của con em họ”. Một giáo viên ở huyện Hồng Dân cho biết việc thu “tiền trà nước” để thể hiện lòng hiếu khách đối với các giám thị từ nơi khác đến làm nhiệm vụ tại trường mình.
Việc thu tiền này dù do hội cha mẹ học sinh thực hiện nhưng nhiều phụ huynh không hoàn toàn đồng ý. Bà L.T.H. (phường 8, TP Bạc Liêu, có con dự thi tốt nghiệp THPT) cho biết: “Giám thị đã có chế độ theo quy định, không cần thiết phải có thêm tiền trà nước. Tuy nhiên vì các phụ huynh khác đều đóng, mình không đóng thì coi kỳ” - bà nói.
Trong khi đó tại Hà Nội, tuy không khí trường thi yên ả nhưng sau mỗi buổi thi, nhiều thí sinh ra khỏi cổng trường đã giở tài liệu, phao ruột mèo ra kiểm tra kiến thức hoặc vứt vương vãi. Trong buổi thi lịch sử, “phao” xuất hiện ở trước nhiều điểm thi khác trong nội thành Hà Nội. Tại điểm thi Trường THPT Trung Văn, nhiều thí sinh bàn luận sôi nổi xung quanh chuyện mang “phao” vào phòng thi. Một số thí sinh rời điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa cũng giở “phao” xé vứt trên đường.
Phổ biến khắp nơi
Ngay tại TP.HCM cũng dễ dàng nhìn thấy các loại phao thi được thí sinh vứt lại sau các buổi thi. Điển hình như tại hội đồng thi Trường THPT Võ Thị Sáu, Bình Thạnh, sau cả hai buổi thi môn địa lý và lịch sử đều có “phao” vứt rải rác, có cả dạng “phao” đóng thành cuốn. Tại TP.HCM, một thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi môn địa lý.
Ở Đắk Lắk, trong buổi thi môn địa lý sáng 3-6 có hai trường hợp thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Krông Búk) và hội đồng thi Buôn Ma Thuột số 1 (Trường THPT Hồng Đức) bị đình chỉ thi, hủy kết quả do mang tài liệu vào phòng.
Tại Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai... tình trạng thí sinh dùng “phao” vẫn xảy ra. Tại Trường THCS Võ Thị Sáu (TP Bạc Liêu), kết thúc giờ làm bài môn lịch sử, nhiều thí sinh đã bỏ lại “phao” thi ở sân trường, hành lang, thùng rác. Có thí sinh còn lấy “tài liệu mini” ra đối chiếu với phần bài làm của mình trước khi ra về. Trong nhà vệ sinh, “phao” thi vương vãi, thậm chí có cả một quyển “Đề cương ôn tốt nghiệp THPT - môn lịch sử” khổ giấy A4.
Trong khi đó tại Cà Mau, kết thúc buổi thi môn lịch sử, vài thí sinh thi ở hội đồng thi Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn) phản ảnh trong giờ làm bài môn sử, một số thí sinh vô tư giở tài liệu thu nhỏ ra xem nhưng giám thị coi thi đứng phía trên có vẻ làm lơ.
Thu “tiền trà nước” vì quyền lợi thí sinh (!)
Tại Bạc Liêu, nhiều trường đã thu mỗi thí sinh dự thi 50.000 đồng. Số tiền này gồm 10.000 đồng lệ phí thi, còn lại dùng làm “tiền trà nước” cho giám thị. Ông Trác Văn Đây, phó giám đốc kiêm người phát ngôn của Sở GD-ĐT Bạc Liêu, cho biết: “Sở không chỉ đạo thu tiền trà nước và cũng không nắm trường nào thu. Đó là việc làm và quyền hạn của hội phu huynh”. Còn ông Đỗ Tấn Lực, hiệu trưởng Trường THPT Phan Ngọc Hiển, cho biết: “Việc thu tiền này do hội cha mẹ học sinh làm, có hỏi ý kiến nhà trường nhưng nhà trường không can thiệp vì đó là quyền lợi của con em họ”. Một giáo viên ở huyện Hồng Dân cho biết việc thu “tiền trà nước” để thể hiện lòng hiếu khách đối với các giám thị từ nơi khác đến làm nhiệm vụ tại trường mình.
Việc thu tiền này dù do hội cha mẹ học sinh thực hiện nhưng nhiều phụ huynh không hoàn toàn đồng ý. Bà L.T.H. (phường 8, TP Bạc Liêu, có con dự thi tốt nghiệp THPT) cho biết: “Giám thị đã có chế độ theo quy định, không cần thiết phải có thêm tiền trà nước. Tuy nhiên vì các phụ huynh khác đều đóng, mình không đóng thì coi kỳ” - bà nói.
NHÓM PV - CTV TUỔI TRẺ
Tin nhanh trong ngày
"Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất trong ngày"
0 nhận xét:
Quảng cáo bạn xuất hiện ở đây. Hotline: 0938 91 97 39