Trưa 3.6, hai chiếc chuyên cơ đã đưa ông Leon Panetta - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng đoàn tùy tùng đáp xuống sân bay Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm VN trong 3 ngày.
Lần đầu tiên, sân bay quốc tế Cam Ranh đón hai chiếc chuyên cơ mang cờ Mỹ. Ông Panetta đã bay thẳng từ Singapore sau khi kết thúc Hội nghị an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) ngày 2.6. Có hơn 10 hãng thông tấn của Mỹ và một số nước như: Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng rất đông nhà báo của VN tham gia đưa tin sự kiện này.
Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn, Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng VN đã đáp máy bay từ Hà Nội vào đón và đưa đoàn ra cảng Ba Ngòi thăm tàu USNS Richard E.Byrd đang neo đậu để sửa chữa tại đây.
Ở tuổi 74 nhưng ông Panetta vẫn còn khỏe khoắn để bước lên chiếc tàu của hải quân Mỹ, làm nhiệm vụ hậu cần, chuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho các tàu quân sự của Mỹ đang hoạt động trên Thái Bình Dương. Chiếc tàu USNS Richard E.Byrd đã vào vịnh Cam Ranh cách đây ít lâu và đang được những kỹ sư và thợ máy của cả hai phía VN và Mỹ sửa chữa với số tiền được tiết lộ là 400.000 USD. Dự kiến, trong tháng 6 này, chiếc tàu thứ 3 này của quân đội Mỹ ghé vịnh Cam Ranh trong năm nay sẽ nhổ neo.
Không ràng buộc bởi quá khứ
Trong bộ thường phục với quần kaki, áo sơ mi, mũ lưỡi trai, ông Panetta ra dáng một ông già đi thư giãn trên biển ngày cuối tuần hơn là người đứng đầu Lầu Năm Góc. Phát biểu trước hàng trăm thủy thủ và quan khách hai bên Mỹ - Việt có mặt trên tàu, ông Panetta biểu dương những cống hiến hết lòng của các công dân Mỹ tại đây đồng thời thông báo một số thông tin mà ông tham dự từ cuộc Đối thoại Shangri-La vừa qua tại
Singapore. “Đây là một ngày lịch sử của Mỹ. Tôi là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Mới tuần trước đây, tôi đứng trước Đài tưởng niệm chiến tranh VN tại Mỹ để kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh tại VN, còn hôm nay, tôi có mặt tại vịnh Cam Ranh này để đánh dấu 17 năm bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và VN. Việc có mặt của tôi tại đây là sự ghi nhận quan hệ đối tác giữa hai nước. Giữa chúng ta đã có một quá khứ với những mối quan hệ vô cùng phức tạp, nhưng chúng ta sẽ không muốn bị ràng buộc bởi quá khứ đó mà phải biết hướng về phía trước. Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà hai bên đã ký hồi năm ngoái là biểu hiện cụ thể của sự hợp tác mà cả hai cùng mong muốn hướng tới”, ông Panetta nói.
Ông cũng kỳ vọng rằng sẽ đưa quan hệ của hai nước đến mức cao hơn. Ngài bộ trưởng cũng bày tỏ sự cảm kích về sự hợp tác của VN trong việc tìm kiếm những quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh VN. “Chúng tôi tin rằng, sự hợp tác của phía VN trong vấn đề tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích sẽ còn được tiếp tục, cho đến khi không còn một ai được cho là mất tích nữa. Không một ai bị bỏ lại phía sau”, ông Panetta khẳng định.
Cam Ranh như là điểm đến
Trả lời câu hỏi của các nhà báo vì sao không chọn các nơi khác của VN để đến thăm đầu tiên mà là Cam Ranh? Ông Panetta nói: “Lần đầu tiên một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, tôi cho rằng đó là một sự kiện rất quan trọng, nó chứng tỏ mối quan hệ giữa VN và Mỹ đã được cải thiện rất nhiều. Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng biển như thế này nên đến Cam Ranh như là được trở về với những gì quen thuộc của mình. Đến đây để tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ và tuyệt đẹp của vịnh Cam Ranh như chính sự phát triển của đất nước VN vậy”. Ông Panetta đã “văn vẻ” khi chứng kiến vịnh Cam Ranh trong cái nắng như đổ lửa mà vẫn lộng gió trời, nhưng ông cũng không giấu giếm khi nói rằng, chiến lược mới của Mỹ là chuyển hướng sang Thái Bình Dương mà Cam Ranh như là một trong những điểm đến. Ông bày tỏ mong muốn: “Một nguyên tắc khác trong chiến lược mà tôi có đề cập tại Đối thoại Shangri-La là Mỹ đang tái cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong tương lai khoảng 60% lực lượng quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến khu vực này. Vì lý do đó, sẽ rất quan trọng khi chúng tôi làm việc với các đối tác như VN để có thể sử dụng các cảng như cảng Cam Ranh khi đưa các tàu đóng tại bờ Tây đến khu vực Thái Bình Dương”.
Có lẽ lịch trình tại VN quá “kín”, sau khi trả lời ngắn với báo chí, ông Panetta đã “thank you very much”.
14 giờ cùng ngày, ông cùng đoàn bay ra Hà Nội để hội đàm với người đồng nhiệm và chào các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau đó tiếp tục chuyến công du đến Ấn Độ vào ngày 5.6. Vậy là, dự định thăm Học viện Hải quân cũng như đi một vòng quanh vịnh Cam Ranh của ngài bộ trưởng cũng đành phải gác lại.
Lần đầu tiên, sân bay quốc tế Cam Ranh đón hai chiếc chuyên cơ mang cờ Mỹ. Ông Panetta đã bay thẳng từ Singapore sau khi kết thúc Hội nghị an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) ngày 2.6. Có hơn 10 hãng thông tấn của Mỹ và một số nước như: Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng rất đông nhà báo của VN tham gia đưa tin sự kiện này.
Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn, Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng VN đã đáp máy bay từ Hà Nội vào đón và đưa đoàn ra cảng Ba Ngòi thăm tàu USNS Richard E.Byrd đang neo đậu để sửa chữa tại đây.
Ở tuổi 74 nhưng ông Panetta vẫn còn khỏe khoắn để bước lên chiếc tàu của hải quân Mỹ, làm nhiệm vụ hậu cần, chuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho các tàu quân sự của Mỹ đang hoạt động trên Thái Bình Dương. Chiếc tàu USNS Richard E.Byrd đã vào vịnh Cam Ranh cách đây ít lâu và đang được những kỹ sư và thợ máy của cả hai phía VN và Mỹ sửa chữa với số tiền được tiết lộ là 400.000 USD. Dự kiến, trong tháng 6 này, chiếc tàu thứ 3 này của quân đội Mỹ ghé vịnh Cam Ranh trong năm nay sẽ nhổ neo.
Không ràng buộc bởi quá khứ
Trong bộ thường phục với quần kaki, áo sơ mi, mũ lưỡi trai, ông Panetta ra dáng một ông già đi thư giãn trên biển ngày cuối tuần hơn là người đứng đầu Lầu Năm Góc. Phát biểu trước hàng trăm thủy thủ và quan khách hai bên Mỹ - Việt có mặt trên tàu, ông Panetta biểu dương những cống hiến hết lòng của các công dân Mỹ tại đây đồng thời thông báo một số thông tin mà ông tham dự từ cuộc Đối thoại Shangri-La vừa qua tại
Singapore. “Đây là một ngày lịch sử của Mỹ. Tôi là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Mới tuần trước đây, tôi đứng trước Đài tưởng niệm chiến tranh VN tại Mỹ để kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh tại VN, còn hôm nay, tôi có mặt tại vịnh Cam Ranh này để đánh dấu 17 năm bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và VN. Việc có mặt của tôi tại đây là sự ghi nhận quan hệ đối tác giữa hai nước. Giữa chúng ta đã có một quá khứ với những mối quan hệ vô cùng phức tạp, nhưng chúng ta sẽ không muốn bị ràng buộc bởi quá khứ đó mà phải biết hướng về phía trước. Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà hai bên đã ký hồi năm ngoái là biểu hiện cụ thể của sự hợp tác mà cả hai cùng mong muốn hướng tới”, ông Panetta nói.
Ông cũng kỳ vọng rằng sẽ đưa quan hệ của hai nước đến mức cao hơn. Ngài bộ trưởng cũng bày tỏ sự cảm kích về sự hợp tác của VN trong việc tìm kiếm những quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh VN. “Chúng tôi tin rằng, sự hợp tác của phía VN trong vấn đề tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích sẽ còn được tiếp tục, cho đến khi không còn một ai được cho là mất tích nữa. Không một ai bị bỏ lại phía sau”, ông Panetta khẳng định.
Cam Ranh như là điểm đến
Trả lời câu hỏi của các nhà báo vì sao không chọn các nơi khác của VN để đến thăm đầu tiên mà là Cam Ranh? Ông Panetta nói: “Lần đầu tiên một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, tôi cho rằng đó là một sự kiện rất quan trọng, nó chứng tỏ mối quan hệ giữa VN và Mỹ đã được cải thiện rất nhiều. Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng biển như thế này nên đến Cam Ranh như là được trở về với những gì quen thuộc của mình. Đến đây để tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ và tuyệt đẹp của vịnh Cam Ranh như chính sự phát triển của đất nước VN vậy”. Ông Panetta đã “văn vẻ” khi chứng kiến vịnh Cam Ranh trong cái nắng như đổ lửa mà vẫn lộng gió trời, nhưng ông cũng không giấu giếm khi nói rằng, chiến lược mới của Mỹ là chuyển hướng sang Thái Bình Dương mà Cam Ranh như là một trong những điểm đến. Ông bày tỏ mong muốn: “Một nguyên tắc khác trong chiến lược mà tôi có đề cập tại Đối thoại Shangri-La là Mỹ đang tái cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong tương lai khoảng 60% lực lượng quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến khu vực này. Vì lý do đó, sẽ rất quan trọng khi chúng tôi làm việc với các đối tác như VN để có thể sử dụng các cảng như cảng Cam Ranh khi đưa các tàu đóng tại bờ Tây đến khu vực Thái Bình Dương”.
Có lẽ lịch trình tại VN quá “kín”, sau khi trả lời ngắn với báo chí, ông Panetta đã “thank you very much”.
14 giờ cùng ngày, ông cùng đoàn bay ra Hà Nội để hội đàm với người đồng nhiệm và chào các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau đó tiếp tục chuyến công du đến Ấn Độ vào ngày 5.6. Vậy là, dự định thăm Học viện Hải quân cũng như đi một vòng quanh vịnh Cam Ranh của ngài bộ trưởng cũng đành phải gác lại.
Trần Đăng
Tin nhanh trong ngày
"Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất trong ngày"
0 nhận xét:
Quảng cáo bạn xuất hiện ở đây. Hotline: 0938 91 97 39